Menu
CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ ĐÔNG ANH

Đô thị Việt Nam “gặp họa” vì ô nhiễm môi trường đất

Những năm qua, sự tăng trưởng các ngành kinh tế ở khu vực đô thị cũng như quá trình sử dụng và tiêu thụ năng lượng đang tạo ra sức ép lớn, gây nên tình trạng ô nhiễm nặng nề hơn đối với môi trường đô thị Việt Nam. Trong đó, nhiều đô thị trên cả nước đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường đất nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống người dân.

Ít diện tích đất “đáng sống”
Theo báo cáo việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016 – 2020 cấp quốc gia của Bộ TN&MT, SV88 trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010, diện tích đất đô thị Việt Nam đã tăng 700.000 ha, bình quân tăng 2,8%/năm. Dự kiến đến năm 2020, đất đô thị toàn quốc sẽ đạt khoảng 1.941,74 nghìn ha. Trong đó, Hà Nội và TP HCM là hai địa phương có tốc độ tăng đất đô thị lớn nhất trong toàn quốc với khoảng 3,8 đến 4 %/năm.


Các đô thị ở Việt Nam mới chỉ có khoảng 15% bãi chôn lấp chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn. Ảnh minh họa

Mặc dù đất đô thị tăng nhanh, nhưng tỷ trọng đất dành cho các vấn đề xã hội chưa đáp ứng yêu cầu thực sự của đời sống xã hội. Ở nhiều đô thị, quỹ đất dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng chỉ đạt 29,78%; thậm chí chỉ 10 đến 15%. Đặc biệt, tỷ lệ đất dành cho giao thông tại các đô thị lớn chỉ chiếm 10%; trong khi yêu cầu phạt đạt tỷ lệ cần thiết ít nhất là 20 đến 25%. Bên cạnh đó, diện tích đất đô thị dành cho cấp thoát nước đô thị hiện chưa có quỹ đất để mở rộng theo nhu cầu phát triển. Các hệ thống hiện nay thường dùng chung với các cơ sở hạ tầng khác trên đường phố chính. Yêu cầu với loại đất cho hạ tầng cấp nước chiếm 1%, thoát nước vệ sinh môi trường đô thị trung bình từ 6-7%…

Theo Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam, nghịch lý là tốc độ phát triển đất đô thị ngày càng nhanh, song đất dành cho cuộc sống của người dân lại còn thiếu và yếu. Thực tế, ở nhiều đô thị nước ta, diện tích mặt nước, cây xanh bị san lấp; nhiều dự án quy hoạch diện tích dành cho công trình công cộng bị sử dụng sai mục đích; các khu vui chơi công cộng bị thu hẹp tối đa để giảm bớt đầu tư cơ sở hạ tầng; tình trạng đất bỏ hoang, suy giảm do nhiều dự án quy hoạch theo vẫn diễn ra phổ biến… SV88.TV Vì vậy, diện tích đất đô thị “đáng sống” chưa thực sự tương xướng với sự phát triển.

Đe dọa sức khỏe người dân
Báo cáo của Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho thấy, chất lượng môi trường đất tại các khu đô thị Việt Nam hiện nay đang có xu hướng ô nhiễm  do chịu tác động từ các chất thải của hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt, các bãi chôn lấp rác thải. Nhiều đô thị mọc lên, nằm ngay trên những vùng đất có chứa các chất độc hóa học tồn lưu, các chỉ số cao hơn mức cho phép nhiều lần. Sức khỏe con người phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật cao, phát sinh từ nguồn đất.


Sân bay Biên Hòa là khu vực ô nhiễm dioxin. Ảnh minh họa

Đơn cử như những vùng phụ cận khu vực chôn lấp chất thải rắn phường Trảng Dải (TP Biên Hòa), khu xử lý rác thải xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu), xã Túc Trưng (huyện Định Quán) tỉnh Đồng Nai, hàm lượng asen trong đất vượt quy chuẩn từ 1,05 đến 4,12 lần. Hàm lượng đồng (cu) vượt 1,5 lần, crom và ni tơ trong đất cao từ 135 -375mg/kg. Hay khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng), hàm lượng cd đã vượt quy chuẩn gấp 2 lần.

Tại khu vực sân bay Biên Hòa và một vùng lân cận phía Bắc và phía Tây Nam, lượng Dioxin cao trên 1.000 ppt (tiêu chuẩn đất cần xử lý của Việt Nam) với tổng diện tích 163.000m2… Theo các chuyên gia, ô nhiễm môi trường đất do chất hóa học tồn lưu là một trong những loại ô nhiễm nguy hiểm nhất, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người dân khu vực bị ô nhiễm. Các khu vực Đồng Bưởi, Đồng Rô, Đồng Vạc, Lâm Thao (Phú Thọ), hay Tam Hiệp, Thanh Trì (Hà Nội), hàm lượng các loại kim loại nặng như cu, pb, zn có xu hướng tích lũy và vượt ngưỡng quy chuẩn cho phép 1,5 đến 2 lần. Nan giải nhất là hiện nay, các đô thị ở Việt Nam mới chỉ có khoảng 15% bãi chôn lấp chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn. Điều này làm tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn đất do nước rỉ từ các hầm ủ và tải lượng chất ô nhiễm hữu cơ từ bãi chôn lấp.

Đất bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm đất. Mặt khác, sự xâm nhập của ô nhiễm đất vào tầng nước ngầm cũng trở thành mối nguy hiểm tiềm tang đe dọa sức khỏe người dân. Số liệu của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường tại huyện Văn Lâm (Hưng Yên) dẫn chứng, đã có 207 trẻ em trong tổng số 317 em được lấy mẫu xét nghiệm bị nhiễm độc chì. Nguyên nhân là do khu tái chế chí tại Đông Mai thẩm thấu xuống lòng đất, ô nhiễm nặng trên địa bàn và ra khu vực lân cận.

TUYẾT CHINH (Báo Tài nguyên và Môi trường)